Vị thế pháp lý Tây_Berlin

Theo lý thuyết pháp lý được các Đồng Minh phương Tây tuân theo, việc chiếm đóng hầu hết nước Đức chấm dứt năm 1949 với việc tuyên bố thành lập nhà nước Cộng hoà Liên bang Đức (23 tháng 5 năm 1949) và Cộng hoà Dân chủ Đức (7 tháng 10 năm 1949). Tuy nhiên, bởi việc chiếm đóng Berlin chỉ có thể chấm dứt bằng một thoả thuận bốn bên, Berlin vẫn là một lãnh thổ chiếm đóng dưới chủ quyền chính thức của Đồng Minh. Vì thế, Grundgesetz (hiến pháp Cộng hoà Liên bang) không được áp dụng ở Tây Berlin. Tương tự luật liên bang Tây Đức cũng không được áp dụng cho Tây Berlin, nhưng Quốc hội Berlin (tiếng Đức: Abgeordnetenhaus von Berlin; cơ quan lập pháp Tây Berlin, đã thống nhất các trách nhiệm pháp lý của Berlin dưới cùng một cái tên) được dùng để bỏ phiếu trong mọi điều luật liên bang mới, họp thường kỳ để xem xét nhiều điều luật mới, mà không tranh luận để duy trì tính bình đẳng pháp luật với nước Cộng hoà Liên bang Đức trước năm 1990.

Năm 1969 các xe quân sự Mỹ gầm thét chạy qua các đường phố trong giờ cao điểm tại khu nhà ở thuộc quận Zehlendorf, một hành động nhắc nhở rằng Tây Berlin vẫn đang bị chiếm đóng chính thức bởi các Đồng Minh trong Thế chiến II.

Đồng Minh phương Tây vẫn là cơ quan chính trị tuyệt đối ở Tây Berlin. Mọi điều luật của "Abgeordnetenhaus", nhà nước nội địa và luật liên bang được thông qua, chỉ được áp dụng dưới điều khoản quy định với sự xác nhận của ba tổng tư lệnh Đồng Minh phương Tây. Nếu họ thông qua một điều luật, nó được ban hành như một phần của luật theo quy định của Tây Berlin. Nếu các tổng tư lệnh bác bỏ một điều luật, như trường hợp các điều luật của Tây Đức về nghĩa vụ quân sự, luật đó sẽ không có hiệu lực ở Tây Berlin. Tây Berlin được điều khiển bởi một Thị trưởng Quản lý được bầu và Thượng nghị viện của Berlin (chính phủ thành phố) có trụ sở tại Rathaus Schöneberg. Thị trưởng Quản lý và các Thượng nghị sĩ (bộ trưởng) được các Đồng Minh phương Tây thông qua và vì thế có quyền lực từ các lực lượng chiếm đóng, chứ không phải từ trách nhiệm uỷ quyền qua bầu cử.

Người Liên xô đơn phương tuyên bố việc chiếm đóng Đông Berlin kết thúc cùng với toàn bộ phần còn lại của Đông Đức, nhưng hành động này không được các Đồng Minh phương Tây thừa nhận, họ tiếp tục coi toàn bộ Berlin là một vùng lãnh thổ chiếm đóng tổng thể không thuộc Đông cũng như Tây Đức. Quan điểm này được áp dụng bằng cách binh sĩ Đồng Minh của cả bốn cường quốc tiếp tục tiến hành tuần tra ở cả bốn khu vực. Vì thế mọi người có thể thỉnh thoảng thấy các binh sĩ Đồng Minh phương Tây đang tuần tra ở Đông Berlin và binh sĩ Liên xô tuần tra ở Tây Berlin. Sau khi bức tường được xây dựng, các Đồng minh phương Tây coi ý định của Đông Đức kiểm soát các cuộc tuần tra của họ, khi vào và ra khỏi Đông Berlin, là một hành động không thể chấp nhận. Vì thế sau những lần phản ứng với Liên xô, những cuộc tuần tra tiếp tục diễn ra ở cả hai hướng mà không bị kiểm soát, với một thoả thuận ngầm rằng các Đồng minh phương Tây sẽ không sử dụng các cuộc tuần tra của mình để giúp người phương Đông chạy sang phương Tây.[1]

Tuy nhiên, theo nhiều cách, Tây Berlin hoạt động như một bang thứ 11 trên thực tế của Tây Đức, và không được thể hiện trên những bản đồ được xuất bản ở phía Tây như là một phần của Tây Đức. Có quyền tự do di chuyển (tới mức độ được cho phép theo địa lý) giữa Tây Berlin và Tây Đức. Không có các quy định nhập cư riêng rẽ cho Tây Berlin: mọi quy định nhập cư cho Tây Đức đều được sử dụng ở Tây Berlin. visas vào Tây Đức được cấp cho du khách được đóng dấu có dòng chữ "có giá trị để vào Cộng hoà Liên bang Đức gồm cả (Tây)", cho phép vào Tây Berlin cũng như vào chính Tây Đức.

Tình trạng pháp lý mập mở của Tây Berlin có nghĩa rằng người dân Tây Berlin không được tham gia vào các cuộc bầu cử liên bang; thay vào đó họ hiện diện gián tiếp trong Bundestag bởi 20 đại diện không bầu cử do Quốc hội Tây Berlin lựa chọn. Tương tự, Thượng viện Tây Berlin gửi các đại biểu không bầu cử tới Bundesrat. Tuy nhiên, vì là công dân Đức, người Berlin có thể ra tranh cử; gồm cả Thủ tướng Dân chủ Xã hội Willy Brandt, người được bầu theo danh sách bầu cử của đảng mình. Tương tự, nam giới được miễn nghĩa vụ quân sự của Cộng hoà Liên bang; sự miễn trừ này khiến thành phố trở thành nơi cư trú của thanh niên Tây Đức, dẫn tới sự nảy nở một sự phản văn hoá trở thành một trong những đặc điểm định nghĩa của thành phố.

Tuy nhiên, các quốc gia cộng sản không công nhận Tây Berlin là một phần của Tây Đức và thường gọi nó - trong các bài viết và bản đồ - là khu vực tài phán "thứ ba" của Đức - được gọi là besondere politische Einheit (thực thể chính trị đặc biệt). Trên các bản đồ của Đông Berlin Tây Berlin thường không xuất hiện như một vùng đô thị liền kề mà như một vùng đất trống, thỉnh thoảng có chữ WB, có nghĩa Tây Berlin, nhưng thường bị che đi một cách khéo léo bởi những người làm bản đồ bằng ô chú thích hay các bức ảnh.